Nhà phân phối là gì? Kinh nghiệm làm nhà phân phối kinh doanh

Nhà phân phối là gì? Kinh nghiệm làm nhà phân phối kinh doanh

Ngày đăng: 01/03/2024 10:21 PM

    Nhà phân phối là gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu các hình thức kinh doanh. Theo đó, nhà phân phối là đơn vị trung gian giúp kết nối các sản phẩm/dịch vụ của công ty cung cấp tới đại lý và người tiêu dùng cuối cùng.

    Trong kinh doanh có sự tham gia của nhiều chủ thể với các vai trò khác nhau. Trong đó, nhà phân phối thực hiện nhiệm vụ đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn tới người tiêu dùng. Để trở thành nhà phân phối có “chỗ đứng” trên thị trường, chủ đầu tư cần có năng lực và chiến lược phát triển bài bản. Tìm hiểu nhà phân phối là gì, các kinh nghiệm làm nhà phân phối kinh doanh hiệu quả dưới đây. 

    công ty phân phối
    Nhà phân phối giữ vai trò trung gian trong chuỗi cung cấp hàng hóa (Nguồn: Sưu tầm)

    1. Nhà phân phối là gì?

    Nhà phân phối là đơn vị trung gian có vai trò kết nối các sản phẩm của công ty đến đại lý và người tiêu dùng. Hiểu một cách đơn giản hơn, nhà phân phối sẽ là đơn vị mua hàng từ công ty sản xuất, dự trữ hàng trong kho và bán lại cho các đại lý hoặc nhà bán lẻ. 

    2. Vai trò và chức năng của nhà phân phối

    Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa, các nhà phân phối cũng là đơn vị hỗ trợ những thông tin kỹ thuật về sản phẩm và dịch vụ bảo hành/sửa chữa cho khách hàng. Như vậy, khách hàng sẽ được hỗ trợ toàn diện về sản phẩm mà không cần thông qua đơn vị sản xuất. 

    Nhà phân phối có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân phối hàng hóa/dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thông qua đơn vị phân phối, các doanh nghiệp sản xuất có thể kết nối với thị trường một cách dễ dàng hơn. 

    Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sản xuất không giám sát, quản lý hàng hóa chặt chẽ, một số nhà phân phối có thể nâng giá hoặc liên kết với các đơn vị khác để làm lại giá. Việc này không những làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh mà còn tác động trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, nhà phân phối và đơn vị cung cấp cần thiết lập các điều khoản thỏa thuận rõ ràng để đảm bảo tính công bằng khi hợp tác.

     npp là gì
    Thông qua đơn vị phân phối, nhà sản xuất có thể tiếp cận thị trường thuận lợi hơn (Nguồn: Sưu tầm)

    3. Kinh nghiệm để trở thành nhà phân phối

    Với tiềm năng phát triển bùng nổ về lợi nhuận, nhiều chủ đầu tư hiện nay lựa chọn kinh doanh theo mô hình nhà phân phối sản phẩm. “Bỏ túi” 3 kinh nghiệm dưới đây để trở thành một trong những nhà phân phối hiệu quả, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

    3.1. Nguồn vốn kinh doanh tại doanh nghiệp

    Vốn là một trong những yếu tố quyết định tới mặt hàng phân phối của các chủ đầu tư. Theo đó, các doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn lớn và ổn định có thể đầu tư vào những sản phẩm cao cấp, có giá trị lớn. Ngược lại, những doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế nên chọn những mặt hàng tiêu dùng phổ biến, có giá trị trung bình.

    Nguồn vốn kinh doanh sẽ được sử dụng để chỉ trả cho các khoản liên quan trong chuỗi phân phối như: Mặt bằng, nhân công, cơ sở vật chất, chi phí quảng cáo, tiền hàng nhập, chi phí thủ tục, giấy tờ,… Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa các khoản chi phí và tiềm năng doanh thu, lợi nhuận để lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp.

    3.2. Giấy phép và hồ sơ pháp lý

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ dựa trên mô hình kinh doanh đã đăng ký. Đồng thời, cần thực hiện các thủ tục đăng ký theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.

    Đặc biệt, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

    3.3. Nắm bắt được thị trường

    Nắm bắt thị trường là một trong những điều kiện để nhà phân phối tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, nhà phân phối nên tìm hiểu về biến động của ngành, đối thủ cạnh tranh, sự phân bố địa lý và sức mua thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp. Từ những dữ kiện thu thập được, nhà phân phối thực hiện điều chỉnh linh hoạt để đạt mục tiêu doanh số, tăng lợi nhuận. 

    kinh nghiệm mở npp
    Nghiên cứu thị trường giúp nhà phân phối có chiến lược phân bổ nguồn hàng hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

    4. Điều kiện để trở thành nhà phân phối

    Điều kiện để trở thành nhà phân phối là gì? Chủ đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau nếu muốn trở thành nhà phân phối: 

    • Không mâu thuẫn quyền lợi: Nhà phân phối không được bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhà sản xuất đang ký hợp đồng.
    • Có khả năng về tài chính: Nhà phân phối cần phải có đủ khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho hàng hoá, các trang thiết bị phục vụ cho việc phân phối như: Kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc quản lý, nhân sự,…
    • Có kinh nghiệm phân phối hàng hóa: Chủ đầu tư có sẵn các mối quan hệ với hệ thống quản lý địa phương và những đơn vị phân phối nhỏ lẻ sẽ giúp việc kinh doanh sản phẩm/hàng hóa tốt hơn. Ngoài ra, nhà phân phối có kinh nghiệm cũng góp phần cung cấp sản phẩm ra thị trường thuận lợi hơn.  
    • Bộ phận phân phối độc lập: Nhà phân phối cần có bộ phận bán hàng riêng biệt, chỉ phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp sản xuất. Theo đó, bộ phận phân phối này sẽ được theo dõi bằng hệ thống quản lý và báo cáo độc lập định kỳ.
    • Có khả năng hậu cần: Nhà phân phối cần phải thiết lập hệ thống giao nhận từ các kho của mình đến tất cả những cửa hàng trong khu vực được chỉ định. Theo đó, hàng hoá cần phải được giao theo đúng thời hạn quy định để đảm bảo “guồng quay” kinh doanh được diễn ra đúng tiến độ.
    • Có kho chứa hàng: Nhà phân phối phải có kho bãi đủ lớn để chứa sản phẩm, đảm bảo không để thiếu hụt hay thất thoát hàng hóa trong bất kỳ trường hợp nào. Theo đó, độ lớn của kho hàng phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển của hàng hóa, quy mô của nhà phân phối và tần suất đặt hàng với doanh nghiệp sản xuất.
    • Có khả năng điều hành và quản lý: Nhà phân phối cần phải có năng lực quản lý, vận hành một cách nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận hỗ trợ như: Kế toán, hậu cần, kỹ thuật,… Ngoài ra, đơn vị phân phối cũng phải có hệ thống quản lý hiện đại, vận dụng tốt các phần mềm tin học để tối ưu việc đặt hàng, kiểm soát sản phẩm tồn kho, thống kê, báo cáo định kỳ. 
    • Tư cách pháp nhân tốt: Nhà phân phối phải là một pháp nhân theo Luật pháp Việt Nam, có chức năng phân phối hàng hoá. Đồng thời, nhà phân phối cũng cần đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật khi phân phối những mặt hàng đặc biệt. 
    điều kiện nhà phân phối là gì
    Kho hàng là một trong những điều kiện để trở thành nhà phân phối sản phẩm (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguồn: xem tại đây